2. Bón LótTrước khi trồng mai, cần bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục để cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng ban đầu. Công thức bón lót gồm:
- Phân hữu cơ: 3 – 5kg/gốc.
- Phân hữu cơ vi sinh Better HG01: 0.3 – 0.5kg/hố.
- Trồng chậu: Trộn đất với phân theo tỷ lệ 3 – 4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ.
- Sau đó, rải một lớp phân hữu cơ xuống hố trồng, đặt cây mai vào, lấp đất, nén chặt để cây đứng vững.
- Mùa nắng: Tưới nước mỗi ngày để giữ ẩm cho đất.
- Mùa mưa: Chỉ tưới khi đất khô, cần đảm bảo hệ thống thoát nước tốt để tránh úng rễ.
- Mai trồng chậu: Do bay hơi nhanh hơn nên cần tưới nhiều lần hơn mai trồng đất.
- Thời điểm tưới: Sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới quá đẫm vào buổi tối để hạn chế nấm bệnh phát triển.
- Phân NPK 16-12-8-11+TE: Hòa 15 – 25g/10 lít nước tưới gốc.
- Phân rải gốc: 20 – 30g NPK 16-12-8-11+TE hoặc NPK 12-12-17-9+TE.
- Từ tháng 10 âm lịch: Giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa.
- Phun phân bón lá: Better KNO3 pha 50-100g/bình 16 lít, định kỳ 7 – 10 ngày/lần.
- Chọn giống mai phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu địa phương.
- Kiểm soát ánh sáng: Mai cần đủ ánh sáng nhưng tránh nhiệt độ quá cao.
- Điều chỉnh lượng nước tưới: Giữ đất ẩm nhưng không quá ướt.
- Bón phân hợp lý: Giúp cây tích lũy dinh dưỡng trước khi ra hoa.
- Phun thuốc kích thích: Có thể sử dụng GA3 hoặc KNO3 để thúc đẩy quá trình ra hoa đúng thời điểm.
- Đặt chậu mai nơi có ánh sáng nhẹ, tránh gió lùa.
- Tưới nước vừa đủ, không để đất quá khô hoặc quá ướt.
- Nếu thời tiết quá nóng, có thể dùng bình xịt để tạo độ ẩm nhẹ trên tán cây.
- Đưa cây ra nơi có ánh sáng nhẹ để tránh sốc nhiệt.
- Lặt bỏ toàn bộ hoa, nụ còn sót lại để cây không tiêu hao dinh dưỡng nuôi hạt.
- Bón phân hồi sức: Dùng 4g urê pha 10 lít nước tưới gốc, kết hợp phun phân bón lá.
- Tỉa cành: Cắt bỏ cành yếu, khô, giúp cây tạo tán đều.
- Bón phân phục hồi: Dùng NPK 20-16-8 hoặc phân hữu cơ vi sinh.
- Tưới nước hợp lý: Không để cây bị khô hạn hoặc ngập úng.

- Bọ trĩ (Thrips sp.): Dùng Confidor 100SL, Regent 5SC.
- Nhện đỏ (Tetranychus sp.): Phun Pegasus 500SG, Ortus 5SC.
- Rệp sáp (Dysmicoccus sp.): Dùng Pyrinex, Supracide.
- Sâu ăn lá (Delias aglaia): Dùng Padan 95SP, Fastac 5EC.
- Bệnh mốc cam (do nấm Coniothyrium fuckelli): Phun thuốc gốc đồng như Daconil, Zineb.
- Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum): Dùng Score, Bayfidan.
- Bệnh cháy lá (Pestalotia funereal): Phun thuốc gốc đồng và phân KNO3.
- Bệnh đốm lá (Pestalotia palmarum): Sử dụng Viben C BTN.
- Bệnh đốm đồng tiền (do địa y): Dùng Copper – B, Coc 85.
- Lặt lá đúng thời điểm: Thường vào rằm tháng 12 âm lịch, tùy theo thời tiết mà có thể điều chỉnh sớm hoặc muộn hơn.
- Tưới nước hợp lý: Tránh tưới quá nhiều vào buổi tối để hạn chế sâu bệnh.
- Bón phân cân đối: Không bón quá nhiều đạm vào cuối năm để tránh cây phát triển lá mạnh mà ít hoa.
- Tỉa cành đúng kỹ thuật: Giúp cây có tán đều, tăng khả năng ra hoa.
- Kiểm tra sâu bệnh định kỳ: Phát hiện sớm và xử lý kịp thời để cây phát triển khỏe mạnh.
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.